Với đa số trader mới thì Ichimoku được xem là một trong những chỉ báo gây rối mắt nhất. Vì thế, để những giao dịch với Ichimoku đạt hiệu quả tốt hơn, ngoài việc học hỏi thật nhiều kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm thì điều quan trọng là trader cần nắm được 3 quy tắc bất khả chiến bại với Ichimoku mà Ichimoku.com.vn sẽ đề cập đến trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Ichimoku là gì?
Ichimoku – tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo. Trong đó, Ichimoku nghĩa là “cái nhìn thoáng qua”, Kinko nghĩa là “trạng thái cân bằng” giữa giá và thời gian, còn Hyo nghĩa là “đồ thị”. Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian”. Qua đó, nó cung cấp cái nhìn bao quát về giá và dự đoán xu hướng xảy ra trong tương lai.
Đây là chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi ông Goichi Hosoda – một nhà báo nổi tiếng của tờ Miyako (nay là tờ Tokyo). Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và phát triển, đến nay nhiều chuyên gia trên thị trường xem đây là chỉ báo xu hướng đáng tin cậy nhất so với các chỉ báo khác cùng loại.
Khi mới tìm hiểu về Ichimoku, chắc hẳn bạn sẽ thấy nó rất rối mắt, chằng chịt những đường chỉ báo gập ghềnh, khó hiểu. Bởi đây là một hệ thống tính toán khá phức tạp, nhưng chính điều đó đã làm cho công cụ này trở nên linh hoạt và có độ chính xác cao. Ichimoku có thể được sử dụng như một chỉ báo xác định xu hướng, đồng thời đóng vai trò thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự,… Chính vì thế, chỉ báo này được xem là kim chỉ nam cho bất kỳ chiến lược giao dịch nào.
Các thành phần có trong Ichimoku

Hệ thống giao dịch Ichimoku được cấu tạo từ 5 thành phần:
- Tenkan-Sen (đường màu xanh)
- Kijun-Sen (đường màu cam)
- Chikou-Span (đường màu đen)
- Senkou-Span A (đường màu xanh lục) và Senkou-Span B (đường màu đỏ)
- Mây Kumo (vùng màu xanh lục hoặc màu đỏ)
Trong đó, mỗi thành phần sẽ có ý nghĩa khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau, giúp trader dễ dàng hơn trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể:
- Tenkan-Sen (đường chuyển đổi): được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 9 phiên trước đó.
- Kijun-Sen (đường cơ sở): được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 phiên trước đó.
- Chikou-Span (đường trễ): là giá đóng cửa của phiên hiện tại nhưng được hình thành lùi về sau 26 phiên.
- Senkou-Span A (Leading-Span A): được tính bằng trung bình cộng của Tenkan-Sen và Kijun-Sen, được hình thành tiến về trước 26 phiên.
- Senkou-Span B (Leading-Span B): được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 52 phiên trước đó nhưng được hình thành tiến về trước 26 phiên.
- Mây Kumo: được hình thành bởi Senkou-Span A và Senkou-Span B. Nếu Senkou-Span A nằm trên Senkou-Span B thì mây Kumo mang màu sắc của Senkou-Span A, ngược lại nếu Senkou-Span B nằm trên Senkou-Span A thì mây Kumo mang màu sắc của Senkou-Span B.
Top 3 quy tắc bất khả chiến bại với Ichimoku
Ichimoku được đánh giá là chỉ báo cung cấp các tín hiệu giao dịch đáng tin cậy, có thể đưa ra nhiều tín hiệu xác nhận và tăng xác suất giao dịch thành công cho trader. Dưới đây là 3 quy tắc để bất khả chiến bại với hệ thống giao dịch Ichimoku.
Giá đóng cửa nằm ngoài mây Kumo
Quy tắc đầu tiên và quan trọng nhất để có tín hiệu mua/bán hợp lệ với chiến lược Ichimoku là giá đóng cửa của nến phải nằm bên ngoài mây Kumo, theo đó:
- Nếu nến tăng giá đóng cửa nằm phía trên mây Kumo, cho tín hiệu Mua tiềm năng.

- Nếu nến giảm giá đóng cửa nằm phía dưới mây Kumo, cho tín hiệu Bán.

Xem thêm: Mây Kumo là gì? Cấu tạo, ý nghĩa, hạn chế Mây Kumo
Giá đóng cửa nằm trên hoặc dưới đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen
Ngoài ra, để đạt được mục tiêu lợi nhuận khi sử dụng Ichimoku, trader cần phải biết đến quy tắc thứ hai đó là giá đóng cửa nằm trên hoặc dưới đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen. Nghĩa là:
- Đối với tín hiệu mua (Buy): yêu cầu cây nến tăng giá đóng cửa nằm trên cả đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen. Đồng thời, đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi) vượt lên trên đường Kijun-Sen (đường cơ sở).

- Đối với tín hiệu bán (Sell): yêu cầu cây nến giảm giá đóng cửa nằm dưới cả đường Tenkan-Sen và đường Kijun-Sen. Đồng thời, đường Tenkan-Sen (đường chuyển đổi) di chuyển xuống dưới đường Kijun-Sen (đường cơ sở).

Chikou-Span cắt giá trong quá khứ
Điểm giao nhau giữa Chikou-Span và đường giá có thể giúp nhà giao dịch xác định được xu hướng thị trường và xác nhận tín hiệu trước khi vào lệnh. Theo đó, khi 2 đường này cắt nhau sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu vào lệnh như sau:
- Chikou-Span cắt giá từ trên xuống, cung cấp tín hiệu vào lệnh Bán.

- Chikou-Span cắt giá từ dưới lên, cung cấp tín hiệu vào lệnh Mua.

Lưu ý: Sự giao nhau giữa Chikou-Span và đường giá xảy ra rất thường xuyên, trader nên kết hợp thêm các tín hiệu củng cố xu hướng khác trong Ichimoku để giao dịch đạt hiệu quả và tính chính xác cao.
Xem thêm: Đường Chikou-Span là gì? Cách sử dụng Chikou-Span hiệu quả nhất
Một số lưu ý khi giao dịch với Ichimoku
Ichimoku là chỉ báo kỹ thuật giúp trader nhận định xu hướng thị trường và tìm kiếm cơ hội vào lệnh hợp lý. Hơn nữa, dựa vào các thành phần của Ichimoku, trader có thể xác định thời điểm thoát lệnh an toàn:
- Nếu vào lệnh Buy theo tín hiệu Tenkan-Sen nằm trên Kijun-Sen, trader có thể chờ Tenkan-Sen di chuyển xuống dưới Kijun-Sen để thoát lệnh.
- Nếu vào lệnh Sell theo tín hiệu Tenkan-Sen nằm dưới Kijun-Sen, trader có thể chờ Tenkan-Sen vượt lên trên Kijun-Sen để thoát lệnh.
Ngoài ra, Ichimoku chỉ phát huy tối ưu tác dụng khi giao dịch trong thị trường có xu hướng rõ rệt, còn khi thị trường đang trong trạng thái tích lũy, trader chỉ nên đứng ngoài chờ đợi tín hiệu giao dịch khả quan hơn.
Lời kết
Hy vọng với 3 quy tắc để bất khả chiến bại với Ichimoku được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn tự tin hơn với những giao dịch tiếp theo của mình, đảm bảo việc xác nhận tín hiệu một cách chuẩn xác và không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào. Tuy nhiên, không nên quá phụ thuộc vào Ichimoku mà cần phải kết hợp với một số công cụ kỹ thuật khác cũng như tích lũy kinh nghiệm, trau dồi thật nhiều kiến thức để tối ưu hiệu quả giao dịch nhé! Chúc các bạn thành công!