Trong bài viết này Ichimoku.com.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng 2 đường đó là đường Kijun và Tenkan – là 2 trong 5 đường cấu tạo nên hệ thống giao dịch Ichimoku. Về cơ bản, công thức để tính 2 đường này là một, tuy nhiên, sẽ có 1 đường sử dụng chu kì dài hơn và 1 đường sẽ sử dụng chu kì ngắn hơn. Ngoài ra, nếu như bạn đang thắc mắc rằng 2 đường này có giá trị như thế nào trong hệ thống giao dịch Ichimoku thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của mình các bạn nhé.
Đường Kijun là gì?

Đường Kijun hay đường cơ sở là điểm giá nằm giữa mức cao và thấp trong vòng 26 chu kì. Chính vì thế, đường Kijun còn được xem là đường xu hướng vì cách tính của đường Kijun này tương tự như cách tính của đường MA hay đường trung bình.
Nếu như giá nằm trên đường Kijun, đặc biệt lúc này Kijun hướng lên trên thì cho thấy xu hướng giá có thể tăng còn nếu như giá nằm dưới đường Kijun, đặc biệt đường Kijun lúc này đang hướng xuống phía dưới thì giá có thể đang trong xu hướng giảm.
Ngoài ra, đường Kijun cũng là một trong những thành phần cấu tạo nên mây Kumo. Như các bạn biết mây Kumo là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống giao dịch Ichimoku được cấu tạo bởi Chiko-span A và Chiko-span B, mà Chiko-span A thì được tính toán từ công thức của đường Kijun.
Chính vì đường kijun được tính là trung bình cộng của giá cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 ngày qua tính cả ngày hiện tại nên khi nhìn vào bạn sẽ thấy bức tranh về thị trường cùng mối quan hệ của chúng với đồ thị nến.
Để tránh rối mình đã bỏ đi tất cả các đường chỉ để lại đường Kijuun, có 1 số điểm về Kijun bạn có thể thấy như sau:
- Xu hướng
Tăng giá: nếu giá nằm trên Kijun Sen

Giảm giá: nếu giá nằm dưới Kijun Sen

Đặc biệt nếu Độ dốc đường kijun càng lớn thì trend càng mạnh, điều này sẽ khác với đường trendline nếu trendline càng dốc thì chúng càng dễ bị phá vỡ.
Khi Kijun Sen đi ngang, nó phản ánh xu hướng giá đang ko rõ ràng.

- Kijun Sen là mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng.
- Khi giá cắt Kijun Sen sẽ báo hiệu trend có thể thay đổi:
1 là tiếp diễn theo xu hướng ban đầu
2 là giá có khả năng đảo chiều trend
Ngoài ra, khi giá đi quá xa Kijun, giá thường có xu hướng quay lại Kijun Sen theo 1 chu kỳ nào đó vì Kijun Sen giống như 1 mức cân bằng.
Xem thêm: Đường cơ sở (Kijun-Sen) là gì?
Đường Tenkan Sen

Đường Tenkan hay đường chuyển đổi cũng là trung bình giá của mức cao và thấp tương tự như đường Kijun, tuy nhiên với chu kì sẽ ngắn hơn ở đây chỉ là với chu kì 9. Vì là một chỉ báo ngắn hạn cho nên đường Tenkan có xu hướng bám sát vào giá cũng như thay đổi theo biến động giá nhanh hơn, mạnh hơn, nhạy hơn so với đường Kijun.
Từ dịnh nghĩa có thể thấy Tenkan cũng tương tự như Kijuun không tính theo giá đóng cửa mà là trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong 9 kỳ để giúp trader thấy điểm cân bằng giữa lực mua và lực bán.
Có vài điều cần ghi nhớ:
- Xu hướng
Tăng giá: Nếu giá nằm trên Tenkan Sen

Giảm giá: Nếu giá nằm dưới Tenkan Sen

- Tenkan Sen hướng cùng với trend. Độ dốc càng lớn thì trend càng mạnh.
- Nếu Tenkan Sen đi ngang, nó cho biết giá đang lình xình trong ngắn hạn, giá có thể sớm đảo chiều.
- Tenkan Sen là mức hỗ trợ/kháng cự ngắn hạn.
- Tenkan Sen rất gần với giá, nếu giá và Tenkan Sen gần nhau thì trend đó chậm, ít bị nhiễu. Nếu giá chạy xa khỏi Tenkan Sen thì nó hầu như quay lại gặp Tenkan Sen để cân bằng. Và trong trường hợp này xu hướng của nó sẽ mạnh hơn so với việc giá chạy ở gần đường Kijun.
Tenkan Sen nhanh hơn Kijun Sen vì nó dùng 9 thay vì 26. Vì vậy độ tin cậy của nó không cao như các thành phần khác của Ichimoku. Tuy nhiên nếu giá cắt Tenkan Sen thì có thể đó là báo hiệu trend đổi chiều sớm và cần được xác nhận bởi các thành phần khác của Ichimoku trước khi trade.
Chu kỳ giá của đường Tenkan và Kijun
Trong bài viết tổng quát mình có nói với các bạn 9 và 26 được xem là con số kinh điển của hệ thống giao dịch mây ichimoku.
Tại sao lại là 26, thời điểm Ichimoku được tạo ra, thị trường Nhật Bản mở cửa 6 ngày một tuần tính cả thứ Bảy, thay vì 5 ngày như hiện tại, nên dẫn đến 26 ngày giao dịch trong tháng – do đó có 26 kỳ đối với Kijun.
Bây giờ các bạn quan sat 1 chút có thể thấy giá thường cắt Tenkan sen, vì chúng có chu kỳ ngắn hơn. Ở vùng giá dưới mây, giá cắt lên và xuống Tenkan theo đúng chu kỳ 9 ngày. Do đó, bạn có thể kỳ vọng thời điểm tiếp theo giá sẽ cắt Tenkan sen.
Tenkan là điểm cân bằng ở đó lực buy và sell giá sẽ chạy theo hướng của bên thắng.
Vẫn trong ví dụ này, giá nằm dưới tenkan sen, nó cho thấy vị thế sell đang chiếm ưu thế trong 9 ngày gần nhất. Nhưng khi giá càng về gần tenkan sen thì giá sẽ càng lại gần điểm cân bằng. Lúc này nếu phe buy mạnh hơn, sự cân bằng sụp đổ và giá sẽ tiến lên trên.
Như vậy dựa trên các chu kỳ này bạn có thể đoán định điểm tiếp theo mà tại đó thị trường cân bằng, và tìm bên nào đang chiếm ưu thế trong thị trường, cũng như biết được chu kì thời gian, như ở đây khi bạn xác định 9 hoặc 26 nến là một chu kỳ. Tất cả những tính toán này nó sẽ mang tính tương đối các bạn nhé, có những lúc sẽ là 9, có lúc sẽ là 26 hoặc nó có thể chênh lệch 1 chút chứ không thể lúc nào cũng chính xác tuyệt đối được.
Thêm 1 ví dụ Thử quan sát các điểm giá cắt kijun theo chu kỳ 26 nến.

Tại điểm 1,2,3 giá cắt Kijun, đến điểm thứ 4, giá được hỗ trở bởi Tenkan. Đến điểm số 5 giá lại được hỗ trợ bởi Kijun sen và giá tiếp tục đi lên. Do đó ta có thể kỳ vọng vùng giá tiếp theo theo chu kì sau 22 ngày tiếp theo. Đó là điểm cân bằng của chu kỳ 26 nến. Theo kinh nghiệm của tôi Ichimoku hoạt động tốt nhất ở Daily chart hoặc cao hơn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó ở các TF thấp như H4, H1, M5…
Tenkan, Kijun và vùng cân bằng
Trong bài viết tổng quát về ichimoku mình có nói về bản chất hệ thống ichimoku chủ yếu đi tìm điểm cân bằng chính vì thế khi giá phá vỡ điểm cân bằng lúc này sẽ hình thành 2 nữa, và tuỳ thuộc vào việc giá nằm nửa trên hay nửa dưới mà xác định giá sẽ chạy tới đâu.
Tất nhiên các bạn cũng ko phải cứ thấy giá nằm dưới nghĩa là giảm mà Sell, hay nằm trên là tăng và vào lệnh Buy mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác. Đây là một video độc lập về đường Kijun và Tenkan, mình chủ yếu viết bài này để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo từng đường, sau này, tới phần thực chiến thì bạn bắt buộc phải kết hợp tất cả những khoảng này lại với nhau thì mới ra được lệnh giao dịch các bạn nhé.
Tuy nhiên, có một điểm mình thấy rằng sau 1 thời gian quan sát thì giá thường có xu hướng chạy 1 biên độ bằng với vùng cân bằng.
Ví dụ ảnh dưới thì đường Kijun đi ngang là nó vẽ lại vùng cân bằng ở thời điểm hiện tại ko thay đổi tức là trung bình đỉnh đáy 26 cây nến.

Sau khi giá đi lên rời xa quá điểm cân bằng thì giá sẽ có xu hướng hồi xuống để tìm lại được chính vùng cân bằng. Và như các bạn thấy, giá sau khi phá vỡ vùng cân bằng thường có xu hướng test lại đường cân bằng này và nó có thể sẽ mở rộng một vùng giá mới mà khi khoanh lại thì các bạn cũng sẽ thấy nó bằng đúng với biên độ từ điểm cân bằng đi xuống đáy.
Như vậy để mình chốt lại 1 lần nữa cho các bạn nắm bắt: giá luôn có xu hướng tìm về vùng cân bằng, và khi có nến tín hiệu phá vỡ vùng cân bằng, giá có thể sẽ đi tìm các vùng cân bằng mới hoặc giá sẽ luôn có xu hướng test lại cây nến ở vùng cân bằng này trước khi tìm ra vùng cân bằng mới.
Tenkan cắt Kijun
Như vậy từ 2 phần trên bạn sẽ thấy đường tenken ở chu kỳ ngắn hơn (9 ngày) nên chúng thường ở vị trí cao hơn so với đường kijun khi thị trường đang có xu hướng đi lên, ngược lại nếu mà thị trường giảm thì đường tenkan sẽ thấp hơn so với đường kijun.
Một vài trường hợp xảy ra giữa 2 đường này:
Nếu Tenkan cắt Kijun từ dưới lên thì sẽ thực hiện lệnh Buy

Nếu Tenken cắt Kijun từ trên xuống thực hiện lệnh Sell

Ngoài ra nếu Tenkan và Kijun đi song song với nhau điều đó sẽ càng củng cố trend hiện tại.
Nếu 2 đường này chồng lên nhau thì cho thấy trend hiện tại thực sự rất mạnh và chúng sẽ tiếp diễn theo trend ban đầu.
Đây là mình đang xét riêng lẻ 2 thành phần này, cần phải xét vị trí của nó đối với Kumo hoặc đám mây. Mình sẽ nói kỹ vấn đề này trong video mây Kumo.
Sự khác nhau giữa Tenkan, Kijun và MA
Nếu như các bạn nhìn vào công thức ở phần phía trước thì các bạn có thể thấy cách tính cảu đường Kijun và đường Tenkan thì tương tự như cách tính của đường MA. Ở các bài viết trước thì mình cũng đã nói sơ qua về sự khác biệt này rồi. Đối với đường MA, nếu như các bạn hiểu thì các bạn cũng thấy được rằng là giá để tính đường MA sẽ được chiết bởi 1 trong 4 loại giá gồm giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất trong một chu kì nhất định. Ví dụ như MA 20 chẳng hạn, nếu như lúc này giá nằm trên MA20 thì đồng nghĩa cho thấy rằng phe Buy đang áp đảo phe Sell, ngược lại, nếu như giá nằm dưới MA 20 thì có nghĩa là phe Sell dang áp đảo phe Buy trong suốt 20 ngày vừa qua. Tuy nhiên, nếu như nhìn vào cách tính của đường Kijun và đường Tenkan thì bạn sẽ thấy sử dụng 2 yếu tố chứ không phải 1 yếu tố để tính toán ra công thức đó là trung bình của giá cao và giá thấp trong một chu kì nhất định, ở đây là chu kì 9 hoặc 26. Điều này cho thấy rằng nếu như giá mà nằm trên hoặc dưới đường Tenkan hoặc Kijun thì đồng nghĩa là giá đang rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Ở đây mình đã lấy 1 đường MA200 và 2 đường Tenkan cùng Kijun ra để giải thích cho các bạn rõ hơn sự khác biệt.
Như bạn thấy rõ ràng MA dựa trên công thức tính đã được làm mượt nên đường MA rất phẳng, Trong khi đó với việc sử dụng trung bình của giá cao nhất và thấp nhất trong 1 phiên, có lẽ cụ Hosada lại không thấy việc này là cần thiết, nó sẽ phản ánh giá tốt hơn và mang tính đại diện hơn. Bạn có thể thấy được rằng là đường Tenkan và đường kijun này nó gập ghềnh và có rất nhiều các khúc lồi lõm khác nhau chứ không phải là đường thảng giống như đường MA. Điều này cũng sẽ báo hiệu khi mà đường Tenkan và kijun càng gập ghềnh cho thấy xu hướng càng mạnh trong khi Tenkan càng phẳng hoặc đi ngang thì càng cho thấy giá ít biến động.

Cần lưu ý không sử dụng đường Tenkan hay Kijun làm thước đo xu hướng mà nên dùng thêm các đường khác hoặc là dùng toàn bộ các công cụ thuộc hệ thống giao dịch Ichimoku để xác định xu hướng rõ hơn. Với Tenkan và Kijun, nó chỉ nên xem như là tạo ra động lượng của sự dịch chuyển giá. Tuy nhiên, nó có thể hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên trong một xu hướng và việc nó bị phá vỡ theo hướng ngược lại cho thấy hàng phòng thủ đang suy yếu.
Cũng giống như Đường Tenkan, đường Kijun cũng lấy mức giá cao nhất và thấp nhất chia trung bình nhưng trong một khoảng thời gian với chu kì là 26 cho nên nếu như Kijun hoặc Tenkan càng leo đèo thì giá đã tăng so với tháng trước. Nếu như giá phá vỡ Kijun sau khi đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và nếu diễn ra nhiều lần có thể dẫn đến sự đảo ngược xu hướng. Cuối cùng, vì Kijun sử dụng một khoảng thời gian dài hơn để đo lường hành động giá, nên nó là một phương pháp ổn định hơn để xác định hướng của xu hướng so với Đường Tenkan.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Ichimoku trong giao dịch ngoại hối
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của mình về đường Kijun và đường Tenkan. Mình hi vọng, thông qua hướng dẫn này, các bạn phần nào bắt đầu hiểu hơn về hệ thống giao dịch Ichimoku. Chính vì thế, nếu như các bạn có bất kì thắc mắc gì, hãy đừng quên để lại bình luận bên dưới, mình sẽ trả lời toàn bộ các thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn thành công!