Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ sử dụng độc lập một chỉ báo nào đó để giao dịch chưa? Trong hầu hết tất cả các bài viết về chỉ báo nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng mình luôn khuyên các bạn nên kết hợp các indicators lại với nhau, hoặc sử dụng thêm những công cụ, phương pháp khác khi giao dịch với indicators vì đa số chúng không thể tự tạo thành một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh.
Nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại một công cụ có khả năng làm được điều đó, tự bản thân nó có thể hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập, công cụ mình muốn nói tới chính là Ichimoku.
Đây sẽ là 1 chuỗi series chúng tôi muốn dành tặng cho những bạn thích tìm hiểu về ichimoku. Loạt bài giảng này được chia làm 2 phần gồm: 1 phần chuyên về lý thuyết và 1 phần chuyên về thực hành, trong đó áp dụng ichimoku vào việc phân tích biểu đồ, để giúp các bạn hiểu rõ và nâng cao khả năng thực chiến.
Bài viết đầu tiên Ichimoku.com.vn làm hôm nay sẽ giải thích khái quát cho các bạn về ichimoku, các bài viết sau sẽ đi vào từng thành phần cụ thể cũng như công dụng của từng phần đó khi áp dụng trong phân tích kỹ thuật như thế nào.
Chính vì thế đừng bỏ qua chuỗi series này nếu bạn yêu thích ichimoku bạn nhé!
Ichimoku là gì?
Ichimoku là tên gọi ngắn gọn của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo (Biểu đồ cân bằng trong nháy mắt) hay cái nhìn thoáng qua. Ichimoku bao gồm 5 thành phần, 2 trong số 5 thành phần đó tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây nên các trader vẫn hay gọi chỉ báo này băng cái tên đơn giản hơn là Mây Ichi.
Ngoài việc hoạt động tốt nhất trong việc xác định xu hướng, Ichimoku còn có thể phát huy tác dụng trong việc thể hiện các mức hỗ trợ, kháng cự, động lượng của xu hướng và cung cấp tín hiệu vào/ra lệnh chính xác. Chính vì lý do đó, với nhiều trader Ichimoku được xem là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, không cần phải sử dụng thêm bất kỳ một công cụ nào khác.
Lịch sử hình thành mây Ichimoku
Người đã tạo ra hệ thống giao dịch Ichimoku là một nhà báo người Nhật Bản, ông Goichi Hosoda. Ông có một niềm đam mê vô cùng lớn với biểu đồ nến Nhật từ khi còn rất bé. Với sự nỗ lực không ngừng, ông đã trở thành Tổng giám đốc của tờ báo Miyako (nay là tờ Tokyo), tờ báo kinh tế – tài chính lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ.
Sau khi thành lập trung tâm nghiên cứu biểu đồ của riêng mình, ông quyết tâm tạo ra một chỉ báo “tất cả trong một” với mong muốn rằng chỉ báo đó có thể xác định xu hướng thị trường một cách sâu sắc hơn / bằng cách sử dụng các đường có cấu tạo tương tự như các đường MA đường trung bình.
Ông cùng với cộng sự của mình là một nhóm sinh viên đã ngày đêm backtest hàng ngàn công thức khác nhau. Và kết quả là sau 4 năm, chính xác là vào năm 1935, họ đã tạo ra một hệ thống giao dịch Ichimoku mà chúng ta vẫn đang sử dụng như ngày nay. Nhưng mãi đến năm 1969, Hosoda mới quyết định chia sẻ chỉ báo này với công chúng bằng việc đưa nó vào sách và phát hành ra bên ngoài.
Với tính linh hoạt của mình, Ichimoku nhanh chóng trở thành chỉ báo được sử dụng tại hầu hết các phòng giao dịch Nhật Bản thời bấy giờ.
Ngày nay, nó cũng trở thành hệ thống giao dịch yêu thích của rất nhiều trader chuyên nghiệp trên nhiều thị trường tài chính khác nhau như chứng khoán, forex, tiền điện tử…
Xem thêm: Tổng hợp tài liệu Ichimoku tiếng Việt mới nhất 2022
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Ichimoku
Về cách cài đặt và sử sụng chỉ báo ichimoku các bạn có thể xem ở hình ảnh bên dưới:
Trên MT4

Trên Tradingview

Các thành phần cấu tạo nên Ichimoku

Ichimoku được cấu tạo bởi 5 thành phần khác nhau, bao gồm:
Kijun-Sen (Base Line) – Đường Cơ sở
Tenkan-Sen (Conversion Line) – Đường Chuyển đổi
Chikou-Span (Lagging Span) – Đường trễ
Senkou-Span A (Leading Span A) – Đường dẫn A
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B
Kumo – Mây Ichimoku
Kijun-Sen (Base Line) – Đường Cơ sở

Đường Kijun-Sen trên hình là đường màu cam, Kijun-Sen còn có tên gọi khác là đường Xu hướng.
Công thức: Kijun-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 26
Mỗi giá trị Kijun-Sen được tính bằng cách lấy trung bình cộng giản đơn của giá cao nhất (High) và giá thấp nhất (Low) của 26 phiên giao dịch trước đó, tính cả phiên giao dịch hiện tại.
Cách tính có phần khác biệt so với các đường MA nhưng Kijun-Sen vẫn được sử dụng như một đường MA dài hạn, và tất nhiên, các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ tạo ra từ Kijun-Sen sẽ bền vững hơn so với những thành phần còn lại trong hệ thống giao dịch Ichimoku.
Tenkan-Sen (Conversion Line) – Đường Chuyển đổi

Đường Tenkan-Sen là đường màu xanh dương trên hình, còn được gọi là đường Tín hiệu.
Công thức: Tenkan-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 9
Tương tự với cách tính của Kijun-Sen, nhưng thay vì chu kỳ 26 thì đường Tenkan-Sen được tính với chu kỳ ngắn hơn, 9.
Chikou-Span (Lagging Span) – Đường trễ

Các giá trị của đường Chikou-Span chính là giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về trước (quá khứ) 26 phiên.
Công thức: Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi về trước 26 phiên
Như có nhắc đến ở phần giới thiệu, Ichimoku có thể xác định động lực của xu hướng thì Chikou-Span chính là thành phần thực hiện chức năng này. Khoảng cách từ Chikou-Span đến đường giá sẽ thể hiện cường độ lực của xu hướng hiện tại so với thời điểm cách đó 26 phiên. 26 là một con số khá quan trọng trong tài chính vì nếu xét ở khung thời gian D1 thì khoảng thời gian 26 ngày chính là độ dài của một tháng.
Senkou-Span A

Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 phiên
Giá trị của Senkou-Span A chính là trung bình cộng giản đơn của Kijun-Sen và Tenkan-Sen, nhưng trên đồ thị, các giá trị này được vẽ tiến về phía trước 26 phiên giao dịch (trong tương lai).
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B

Senkou-Span B chính là đường màu đỏ trên hình.
Công thức: Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên
Các giá trị của Đường dẫn B được tính tương tự như Kijun-Sen và Tenkan-Sen nhưng với chu kỳ dài hơn, 52, và đường Senkou-Span B cũng được dịch về phía trước 26 phiên như Senkou-Span.
Kumo – Mây Ichimoku

2 Đường dẫn A và B tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây, gọi là mây Ichimoku và đám mây này cũng có tên gọi riêng là Kumo, hay mây Kumo.
Nếu Kumo có Senkou-Span A nằm ở trên thì được gọi là mây tăng, ngược lại, nếu Senkou-Span B nằm trên thì gọi là mây giảm.
Phần Kumo đi trước giá còn được gọi là mây Kumo tương lai.
Dựa vào độ dày, mỏng của mây Kumo và khoảng cách từ Kumo đến đường giá, trader có thể xác định xu hướng và hành vi phía sau biến động của thị trường. Mây Kumo cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống giao dịch Ichimoku.
Các con số sử dụng trong Ichimoku

Trong ichi có 3 phần mà rất nhiều người nghiên cứu để hiểu hơn gồm: lý thuyết sóng, lý thuyết về thới gian và lý thuyết về các con số.
Các con số chủ đạo được sử dụng trong Ichimoku là 9, 17 và 26.
Ngoài 3 con số mình vừa nói phía trước còn có 1 số những con số sau được sử dụng như:
33, 42, 65, 76, 129, 172, 200-257
Bây giờ nếu bạn làm một phép tính nhanh, 9 + 17 = 26. 26 + 17 = 42 + 1. 33 + 9 = 42. 33 × 2 = 65 + 1. 42 + 33 = 76-1. 65 × 2 = 129 + 1. 129 + 42 = 172-1. Vì vậy, tất cả những con số này có liên quan với nhau và tất cả đều bao gồm những con số cơ bản theo một cách nào đó.
Trong lý thuyết Ichimoku, 9 và 26 là các chu kỳ điển hình của thị trường. Có thể 9 nến là 1 chu kỳ và có thể 26 nến là một chu kỳ. Ví dụ bullish trend kéo dài trong 9 ngày, sau đó bearish trend xuất hiện trong 9 ngày tiếp theo. Hoặc nếu chu kỳ giảm kéo dài trong 26 nến để đạt đến mức giá thấp nhất, thì nó cũng cần 26 nến để trở về mức giá ban đầu, đại khái là như vậy.
Một số lầm tưởng về Ichimoku
1. Ichimoku là 1 chỉ báo cung cấp tín hiệu?
Thực tế ichimoku còn làm được nhiều hơn thế, đặc biệt như tên gọi Ichimoku chủ yếu giúp trader tìm điểm cân bằng giá, đây cũng là triết lý nguyên thuỷ trong triết học phương đông mọi thứ cần phải có sự cân bằng đã có âm ắt phải có dương, nên giá chạy đi quá xa thì tới 1 lúc nào đó giá sẽ trở về điểm cân bằng.
từ đó mà trader có thể tìm ra mối liên hệ giữa giá ở trong hiện tại với giá quá khứ để dự báo mức giá xảy ra trong tương lai.
2. Ichimoku sử dụng đường MA để tạo ra công thức?
Thành phần tính toán trong ichimoku không phải là đường trung bình giá EMA mà chỉ hao hao giống MA.
MA là đường kháng cự, khi tạo thành công thức giá sẽ sử dụng 1 trong các yếu tố là giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất hoặc giá thấp nhất, nhưng nếu bạn để ý các công thức tính như đường kịun chẳng hạn đều chỉ lấy trung bình của giá cao nhất cộng với giá thấp nhất, nên các đường có trong ichimoku sẽ không mượt như MA, thay vào đó nó sẽ gấp khúc và uốn lượn, nên tới thời điểm mà những đường này trở nên bằng phảng thì cũng là lúc chuẩn bị tới công chuyện rồi! Mình sẽ nói kỹ về phần này trong các video sau.

3. Ichimoku có phải chén thánh?
Tất nhiên câu trả lời là KHÔNG, và không có bất kỳ một indicator, một hệ thống giao dịch hay một phương pháp nào là chén thánh cả. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra chén thánh cho riêng mình bằng những sự trải nghiệm, luyện tập và học hỏi không ngừng. Ichimoku là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, bản thân nó đã vượt trội hơn rất nhiều so với đa số những indicators khác, đã có rất nhiều trader thành công với Ichimoku, và bạn cũng có thể là một trong số đó nếu tìm ra bí quyết riêng cho mình từ chỉ báo vô cùng đặc biệt này.
Một số điểm rút ra từ hệ thống ichimoku
1. Đừng bao giờ chống lại thị trường!
Hãy Chấp nhận giá cả luôn luôn thay đổi, luôn biến động, đừng quá cố chấp, mong muốn thị trường chạy theo ý của mình. Ví dụ khi thị trường đã có dấu hiệu xác nhận chuyển đổi từ tăng sang giảm thì trader cũng phải thích ứng chuyển từ buy sang sell. Tóm lại trader thì hãy sống như nước, đừng cố chấp làm gì cả bởi vì kháng cự lại thị trường thì chỉ có chết mà thôi.
2. Thời gian là tất cả
Giá cả thay đổi theo thời gian, ví dụ như thời điểm 1 năm trước dầu trong hợp đồng tương lai giảm xuống -38 usd/thùng, nhưng đến nay 1 năm sau thì giá dầu đã tăng lên gần 80 usd/thùng.
3.Giữ mọi thứ theo hướng đơn giản!
Đừng phức tạp hoá vấn đề ví dụ như Mây Kumo được tạo bởi span A và span B khi giá đi vào trong mây thì cũng giống như bạn lái xe vào sương mù thì không nhìn rõ đường đồng nghĩa cũng khó xác định phương hướng giá.
4. Giá hiện tại là tấm gương phản chiếu của quá khứ!
Muốn có tương lai cần phải có quá khứ nên ichimoku phù hợp với những cặp tiền có tính chu kỳ, có sự lặp đi lại
Tổng kết
Rất nhiều trader thích phức tạp hoá ichimoku lên khiến cho đám mây này đã khó hiểu càng trở nên khó hiểu hơn, nhưng như chính tác giả từng đưa ra hãy giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể. Hy vọng những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn có được những kiến thức tổng quát bước đầu làm quen và biết cách vận dụng công cụ này vào trong các giao dịch của mình.