Đối với nhiều trader thì Chikou-Span trong hệ thống giao dịch Ichimoku là đường vô dụng nhất và hay bị ẩn đi khi cài đặt chỉ báo này. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, chikou – người đến từ quá khứ và mây Kumo – người về từ tương lai, là 2 yếu tố ẩn chứa rất nhiều sự “vi diệu” trong đó. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về đường Chikou-Span là gì, cũng như công thức, ý nghĩa đường Chikou-Span. Cùng theo dõi nhé!
Chikou-Span là gì?

Chikou-Span là đường cuối cùng được nhắc đến trong chuỗi seri các thành phần cấu tạo nên chỉ báo Ichimoku. Chikou-Span (đường màu đen như hình) được hình thành dựa vào mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, nhưng lùi về quá khứ 26 chu kỳ nên thường được gọi là đường trễ. Chính vì thế, nó sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó.
Công thức tính Chikou-Span
Chikou-Span được tính bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về phía sau (quá khứ) 26 phiên.
Chikou-Span = Close Price (phiên hiện tại), lùi về sau 26 phiên |
Xem thêm: Đường cơ sở (Kijun-Sen) là gì?
Ý nghĩa đường Chikou-Span
Các nhịp của Chikou-Span thể hiện được mối liên quan giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó:
- Nếu Chikou-Span nằm trên giá, thị trường đang có xu hướng tăng.

- Nếu Chikou-Span nằm dưới giá, thị trường đang có xu hướng giảm.

- Nếu Chikou-Span nằm trong giá, thị trường đang trong tình trạng tích lũy hoặc sắp xảy ra đảo chiều.

- Nếu Chikou-Span đan xen với giá, thị trường không ổn định hoặc thị trường biến động (Choppy Market), tín hiệu không đáng tin cậy.

Chikou-Span đóng vai trò là chỉ báo động lượng và được xem như một công cụ xác nhận tín hiệu giao dịch khi kết hợp với 4 chỉ báo còn lại trong hệ thống Ichimoku.
Ngoài ra, Chikou-Span cũng có ý nghĩa là một công cụ giúp xác định vùng hỗ trợ/kháng cự, vì các nhịp của nó sẽ khớp với giá đóng cửa cao nhất hoặc thấp nhất của các vùng đó.
Sự khác biệt giữa Chikou-Span và đường trung bình động giản đơn SMA

Về bản chất, đường Chikou-Span và SMA đều được xem là các đường trễ, nhưng chúng được thể hiện theo những cách khác nhau, có thể thấy rõ qua công thức tính:
- Đường Chikou-Span: tính bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về quá khứ 26 phiên.
- Đường SMA: tính bằng trung bình giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.
Qua công thức, có thể thấy hai đường này có cách tính tương tự nhau, nhưng Chikou-Span được hình thành lùi về sau 26 chu kỳ, còn SMA thì được thể hiện song song với đường giá hiện tại.
Hạn chế của việc sử dụng Chikou-Span
- Đường Chikou-Span được xác định bằng mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại, nhưng được vẽ lùi về quá khứ. Vì thế, nó không thể nói lên bất kỳ điều gì khi sử dụng riêng lẻ.
- Khi sử dụng Ichimoku, việc giao nhau của các thành phần có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đường Chikou-Span thì khi giá và đường Chikou cắt nhau (đan xen hoặc nằm trong) thường sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về giá hay xu hướng tiếp theo. Vì vậy, Chikou-Span không nên sử dụng riêng lẻ mà phải được kết hợp với các yếu tố khác trong chỉ báo Ichimoku.
- Để đường Chikou-Span phát huy được hiệu quả tốt nhất, trader nên sử dụng kết hợp với tín hiệu hành động giá, các chỉ báo kỹ thuật khác,… để tăng xác suất giao dịch thành công.
Xem thêm: Đường chuyển đổi (Tenkan-Sen) là gì?
Lời kết
Chikou-Span là một trong những chỉ báo thuộc hệ thống Ichimoku giúp trader xác nhận vùng hỗ trợ/kháng cự, từ đó đánh giá xu hướng thị trường và tìm điểm vào lệnh hợp lý. Tuy nhiên, với những ưu điểm nêu trên nhưng chỉ báo này vẫn mang một số hạn chế nhất định, vì thế đừng quên kết hợp Chikou-Span với bốn chỉ báo còn lại trong Ichimoku để có chiến lược giao dịch chuẩn xác nhất bạn nhé! Chúc các bạn thành công!