Tiếp tục chuỗi series hướng dẫn giao dịch bằng hệ thống Ichimoku, hôm nay, qua bài viết này, Ichimoku.com.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn 3 đường còn lại nằm trong hệ thống này đó là Chikou, Senkou Span A, Senkou Span B cùng đám mây Kumo là cái được hợp thành bởi Senkou Span A và Senkou Span B. Nếu như bạn yêu thích giao dịch bằng hệ thống Ichimoku thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của mình các bạn nhé!
Chikou-span (lagging span) – đường trễ

Chikou là một trong 5 thành phần tạo nên hệ thống giao dịch Ichimoku, còn được gọi là đường trễ”, nó được tạo ra nhờ vào giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch hiện tại, vẽ lùi về quá khứ 26 phiên.
Chikou – Span = Close (phiên hiện tại) lùi về trước 26 phiên
Cho nên, Chikou cho phép các nhà giao dịch nhìn rõ mối quan hệ giữa giá của hiện tại với giá của quá khứ để từ đó có thể suy đoán được giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng như thế nào. Vì lẽ đó Chikou cũng được xem là đường thể hiện quán tính hay động lượng (momentum) của giá.
Chikou-span: mức hỗ trợ, kháng cự mạnh
Ngoài việc thể hiện quán tính hay động lượng (momentum) của giá, đường Chikou-Span còn chức năng xác định các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng, vì xét về mặt bản chất đỉnh và đáy của Chikou được tạo ra chính là đỉnh đáy của giá trong quá khứ.
Khi xu hướng giảm kết thúc, giá tạo đáy và đương nhiên Chikou-Span cũng tạo đáy. Tiếp tục theo đó thị trường tiếp tục đi ngang, như các bạn có thể thấy ở hình bên dưới, Chikou – span đâm vào trong đường giá, đồng thời giá tạo ra một giai đoạn tích lũy nhất định và sau khi giai đoạn tích lũy này kết thúc thì có thể bắt đầu một quy trình xu hướng mới được hình thành đó chính là chuyển từ giảm sang tăng.

Chikou Span được sử dụng kết hợp với nến ngày sẽ cho thấy: nếu Chikou Span nằm trên nến của 26 ngày trước thì thị trường được cho là đang trong giai đoạn tăng giá dài hạn; ngược lại, nếu Chikou Span đang giao dịch dưới nến 26 ngày trước, thì thị trường hôm nay đang trong giai đoạn giảm giá dài hạn.
Hãy thử hình dung toàn bộ phân tích như sau:
- Trong thị trường tăng giá Chikou Span and the Clouds cung cấp một cơ sở vững chắc, và phía trên bạn không có gì khác ngoài bầu trời trong xanh sẽ không cản trở con đường đi lên của bạn.
- Ngược lại, trong thị trường giảm Chikou Span và Mây đen nặng nề sẽ đè bẹp bạn và đẩy bạn xuống thấp hơn.
Xem thêm: Đường Chikou-Span là gì? Cách sử dụng Chikou-Span hiệu quả nhất
Senkou Span A (leading span A) – đường dẫn A
Tương tự, Senkou Span A – thành phần tiếp theo tạo ra hệ thống Ichimoku cũng được sử dụng để đo lường động lượng và cung cấp các ý tưởng giao dịch dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự.
Giá trị của Senkou Span A chính là trung bình cộng của Kijun-Sen và Tenkan-Sen, nhưng trên đồ thị, các giá trị này được vẽ tiến về phía trước 26 phiên giao dịch.
Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 phiên
Cho nên dù Senkou Span A sử dụng dữ liệu giá trong quá khứ nhưng nó lại mang tính dự đoán vì các giá trị của nó được vẽ trên biểu đồ, chúng sẽ hiển thị các mức hỗ trợ hoặc kháng cự, được kỳ vọng trong tương lai.
Senkou Span B (leading span B) – đường dẫn B
Tương tự Senkou Span B hay đường dẫn B là thành phần thứ 2 kết hợp với Senkou Span A để tạo thành đám mây được gọi là “kumo”.
Các giá trị của Đường dẫn B được tính tương tự như Kijun-Sen và Tenkan-Sen nhưng với chu kỳ dài hơn, 52, và đường Senkou Span B cũng được dịch về phía trước 26 phiên như Senkou Span A.
Công thức: Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước 26 phiên
Senkou Span A và Senkou Span B cung cấp thông tin gì?
Đường Senkou Span B được coi là đường di chuyển chậm hơn của hai đường vì được tính toán bằng cách sử dụng 52 chu kỳ dữ liệu ((cao nhất 52 giai đoạn + thấp nhất 52 giai đoạn) / 2). Mặt khác, Senkou Span A sử dụng dữ liệu dựa trên 26 kỳ và 9 kỳ, vì vậy nó sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi về giá.
Mặc dù có tên khá giống nhau là Senko Span A và Senko Span B, tuy nhiên các bạn có thể thấy rằng cấu tạo của Senkou Span A và B rất khác nhau, 1 đường lấy Kijun và Tenkan để tạo ra công thức, trong khi đó đường thứ 2 hay Senkou Span B lại là trung bình giá cao thấp trong vòng 52 phiên, tương tự như cách tính Kijun hoặc Tenkan sau đó tiến về trước 26 phiên. Đường Senko Span B sẽ có mức độ sẽ có mức độ phẳng hơn so với đường Senko Span A, Senko – Span A thì thường có độ gập ghềnh hơn Senko – Span B.

Nói chung, trong một vài quan điểm thì người ta vẫn xét rằng Senkou Span B tương tự với mức thoái lui 50% và là điểm giữa của 52 ngày qua, vì chu kỳ 52 trong hệ thống Ichimoku là chu kỳ dài hạn và nếu so với Senkou Span A chúng bằng phẳng hơn.
Ngoài ra, có một số mối tương quan cơ bản giữa Senko Span A và Senko Span B đó là khi Senko Span B chiếm vị trí cao nhất trong đám mây thì nó được coi là tín hiệu giảm giá, ngược lại khi đường Senkou Span A chiếm vị trí cao nhất trong đám mây, nó được coi là một tín hiệu tăng giá vì giá ngắn hạn đang di chuyển trên mức giá trung hạn dài hạn. Sự giao nhau giữa Senkou Span A với Senkou Span B có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng, từ giảm sang tăng hoặc ngược lại.

Khi giá trên Senkou Span A và trên Span B, một số nhà giao dịch xem chúng như là cung cấp hỗ trợ tiềm năng. Nếu giá giảm xuống những đường này, thì có thể thấy giá đã thoát khỏi vùng này để giảm sâu hơn. Khi giá nằm giữa Senko Span A và Senko Span B thì lúc này có thể xem rằng là giá sẽ đi ngang, không rõ ràng về mặt tín hiệu.
Tại sao Senkou Span A và Senkou Span B phải tiến về trước 26 chu kỳ?
Về con số 26 trong bài viết về đường Kijun và Tenkan mình đã giải thích rồi các bạn có thể xem lại bài viết trước để hiểu hơn. Ở đây chỉ là bàn luận sâu hơn 1 chút về việc tại sao cả Senkou Span A và Senkou Span B lại tiến về trước 26 phiên.
Giả sử nếu giá tăng 1 mạch hoặc giảm một mạch trong một thời gian dài, các bạn rất mong muốn biết được rằng là khi nào giá có thẻ hồi lên để Sell lại hoặc là giá tăng lên lại thì các bạn cần phải biết khi nào giá vè các vùng quan trọng để Buy lên. Chính vì thế, con số 26 này được xem là mức giá trung bình của 52 ngày cho nên khi mà giá tiến về phía trước 26 phiên của cả 2 đường này sẽ gợi ý điểm cân bằng của giá mà giá có thể chạm tới để từ đó có thể so sánh mức giá quá khứ đối với mức giá hiện tại.
Như ở đoạn này, EU đang tăng rất mạnh và các bạn cần tìm ra vùng cân bằng, thông qua đây sẽ giúp cho trader đưa ra được kết luận nên đóng lệnh hay giữ lệnh dựa trên mức giá bạn mua so với giá cân bằng nếu như trong tương lai giá về tới vùng cân bằng đó.

Mây Kumo
Từ Senko Span A kết hợp với Senko Span B sẽ tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây, gọi là mây Ichimoku và đám mây này cũng có tên gọi riêng là Kumo, hay mây Kumo. Mây Kumo được xem là một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống giao dịch Ichimoku. Thậm chí, rất nhiều trader chỉ sử dụng duy nhất phần này để giao dịch mà bỏ qua toàn bộ các phần khác. Cũng chính vì thế, mây Kumo được xem là thành phần cung cấp nhiều thông tin nhất cho trader nếu như trader biết sử dụng chúng.
Xem thêm: Mây Kumo là gì? Cấu tạo, ý nghĩa, hạn chế Mây Kumo
Mây Kumo: hệ thống hỗ trợ, kháng cự toàn diện
Từ công thức mà mình vừa nói phía trên, các bạn có thể thấy rằng đường Senko Span B thường hay đi ngang hơn so với đường Senko Span A. Chính vì điều này cho nên là khi mà 2 đường này ráp lại với nhau thì sẽ tạo ra một thứ mà như các bạn đã biết đó là đám mây Kumo nhưng vì 2 đường này có công thức tính khác nhau thành ra nó sẽ hình thành nên đám mây này theo nhiều thế rất khác nhau. Và độ dày mỏng của đám mây Kumo cũng thể hiện mức độ dao động của giá. Nếu mây Kumo càng dày thì giá dao động càng mạnh và khi thị trường có một xu hướng rõ ràng thì mây Kumo lúc này đóng vai trò là các vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, mây Kumo càng dày thì lực cản càng mạnh.
Nếu giá nằm ở trên mây thì cho thấy rằng là giá sẽ thường có xu hướng càng ngày càng tạo ra đỉnh cao hơn hoặc đáy cao hơn tức là tăng dần lên. Tuy nhiên, trong trường hợp giá đâm vào mây thì lúc này giá sẽ có một xu hướng không rõ ràng và thường giai đoạn này sẽ là giai đoạn phân phối lại của thị trường hay là giá có thể đi ngang trước khi hình thành hoặc tiếp diễn theo xu thế. Và các bạn cũng để ý, nếu như khoảng cách từ giá đi tới mây mà nó càng xa hoặc đường Senko Span B nằm ngang thì giá sẽ đi trong một thời gian rất dài hay các mức cao thấp của giá nó sẽ giữ nguyên trong một thời gian dài.

Đối với những đám mây mỏng, nhỏ thì cũng đơn giản như ngoài trời thôi, giá sẽ rất dễ dàng phá mây, và khi giá đã phá mây vượt qua thì khả năng cao là thị trường có thể đổi xu hướng hoặc là xu hướng sẽ tiếp diễn theo xu hướng ban đầu. Nếu như mây này càng ngày càng phình to ra thì cũng cho thấy được rằng là xu hướng này đang tiếp diễn càng ngày càng trở nên mạnh hơn xu hướng ban đầu.
Tổng kết
Như vậy, trên đây là toàn bộ hướng dẫn của mình về 3 đường còn lại trong hệ thống giao dịch Ichimoku đó là Chikou, Senkou Span A, Senkou Span B cùng đám mây Kumo. Kết hợp với bài viết lúc trước mình viết về đường Tenkan và Kijun, mình hy vọng thông qua 2 bài viết này các bạn đã hiểu về mặt cấu tạo của hệ thống giao dịch Ichimoku. Trong các bài viết sau mình sẽ làm chi tiết, đi vào các phần sâu hơn cũng như hướng dẫn cho các bạn các bài viết liên quan đến thực chiến, sử dụng chính hệ thống giao dịch Ichimoku để phân tích các cặp tiền tệ, giúp cho các bạn có thể hiểu hơn. Nếu như các bạn có bất kì đóng góp hay thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ ghi nhận và trả lời tất cả các thắc mắc của các bạn. Chúc các bạn thành công!